1. Những kinh nghiệm hay khi nấu bánh chưng bằng bếp than không phải ai cũng biết

1.1. Kinh nghiệm hay luộc bánh chưng bằng bếp than tổ ong ngon

Nấu bánh chưng bằng bếp than là phương pháp làm bánh chưng truyền thống của người Bắc. Những ngày cuối năm, đầu xuân, hình ảnh cả gia đình, hàng xóm cùng quây quần bên bếp than hồng nấu nồi bánh làm nên nét đẹp đặc trưng của ẩm thực Việt Nam ngày Tết. Thông thường, để nấu bánh chưng, người ta thường dùng bếp than tổ ong, hoặc luộc bằng than củi. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn cần lưu ý khi luộc bánh chưng bằng bếp than:

  • Nếu dùng than tổ ong, bạn cần đến 2 bếp. Trong đó, 1 bếp có tác dụng để thay than. Trong thời gian bếp chính nấu bánh, bạn dùng bếp phụ này để nấu nước sôi châm thêm vào nồi bánh tránh cạn nước gây cháy khét.
  • Nếu nấu bánh chưng bằng bếp than với khối lượng gạo nhiều (trên 5 kg) thì chỉ cần dùng mỗi bếp (chính, phụ) 1 viên than.
  • Cần có kiềng đặt bếp than để nấu bánh chưng vững chắc. Nếu không có dụng cụ này, bạn có thể xếp gạch chồng lên sao chắc chắn để thay thế. Điều này giúp nồi không tiếp xúc trực tiếp với bếp than, tỏa nhiệt đều và đủ hơn.
nấu bánh chưng bằng bếp than tổ ong
Người Bắc thường dùng bếp than tổ ong để nấu bánh chưng xanh ngày Tết. Ảnh: Internet

1.2. Có nên nấu bánh chưng bằng bếp tổ ong?

Trong quá trình nấu bánh chưng bằng bếp than tổ ong sẽ sinh ra nhiều khí độc, hại. Thế nên, trong suốt quá trình luộc bánh, bạn và gia đình không nên ngồi gần bếp. Đồng thời, nên áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe cho mình và người thân, như đeo khẩu trang, đặt bếp ở nơi tránh cây lá, vật dụng dễ cháy,…Ngày nay, với sự ra đời của nhiều loại máy móc hiện đại, người Bắc ít dùng bếp than để nấu bánh chưng như truyền thống nữa. Thay vào đó, họ sử dụng các lò điện để tiện lợi hơn, dễ canh chỉnh và hạn chế bớt nguy cơ độc hại hơn.

bếp than tổ ong
Bếp than tổ ong ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nên ngày càng ít được sử dụng. Ảnh: Internet

1.3. Bí quyết gói bánh chưng nấu bằng bếp than vẫn giữ hình dạng đẹp mắt

  • Đầu tiên, muốn công đoạn gói bánh chưng được dễ dàng và đẹp mắt hơn, bạn nên chọn lá dong tươi, không quá già cũng không quá non, có màu xanh đậm và không bị dập nát. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem phơi sơ lá dong trước khi gói bánh. Điều này sẽ giúp lá dai hơn, hạn chế bị rách khi gói bánh.
  • Đối với lạt buộc bánh, bạn nên chọn lạt mềm, độ dày vừa phải. Nếu chọn loại lạt quá dày, mối buộc sẽ dễ gãy. Dẫn đến lúc gói và nấu bánh chưng bằng bếp than, bánh không có độ co dãn.
  • Gạo nếp bạn nên chọn loại có hạt đều nhau, bóng mẩy. Tốt nhất, bạn nên chọn nếp cái hoa vàng, vì loại này hạt to đều và rất thơm, dẻo.
  • Đối với đậu xanh bạn chọn loại mới, hạt đều nhau, bở, vàng và đẹp.
  • Thịt ba chỉ bạn chọn phải có phần nạc và mỡ, đều, dày. Bạn nên chọn bì mỏng, đừng chọn thịt quá nhiều nạc khiến bánh ăn rất ngán.
thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ giúp bánh chưng được béo, mềm và thơm ngon hơn. Ảnh: Internet

1.4. Nên luộc bánh chưng bằng bếp than mấy tiếng thì được?

Thời gian nấu bánh chưng bằng bếp than tổ ong hay than củi đều như nhau. Theo kinh nghiệm được nhiều người truyền lại, luộc bánh chưng mấy tiếng còn tùy theo khối lượng và số lượng bánh làm ra. Nấu bánh càng lâu thì bánh sẽ càng ngon. Thời gian trung bình luộc bánh chín là tầm 10 đến 12 tiếng. Trong quá trình nấu, nhớ châm nước đầy đủ để bánh chín đều nhé.

luộc bánh chưng mấy tiếng
Thời gian nấu bánh chưng bằng bếp phụ thuộc số lượng, khối lượng bánh và chế độ lửa.

2. Công thức làm bánh chưng nấu bằng bếp than đơn giản nhất

2.1. Nguyên liệu

  • Gạo nếp
  • Đậu xanh
  • Lá dong
  • Lạt giang
  • Thịt ba chỉ
  • Hành tím
  • Các loại gia vị (muối, tiêu, đường,..)
nguyên liệu bánh chưng
Chuẩn bị nếp, thịt ba chỉ, đỗ xanh để gói bánh chưng. Ảnh: Internet

2.2. Các bước nấu bánh chưng bằng bếp than thơm, dẻo, đẹp mắt

2.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng
  • Gạo nếp bạn mua về đem ngâm trong nước sạch từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn vo gạo rồi để cho ráo nước. Khi gạo nếp đã ráo, bạn cho muối vào và xóc hỗn hợp lên.
ngâm gạo
Ngâm nếp trong nước sạch từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Ảnh: Internet
  • Với đậu xanh, bạn đãi hết vỏ rồi đem đi ngâm nước khoảng 10 giờ. Sau 10 giờ, bạn cũng vớt đậu ra vo sạch và để ráo nước.
  • Tiếp đó, bạn rửa sạch thịt, sau đó, xắt thành từng miếng to đều. Để nấu bánh chưng bằng bếp than thêm đậm vị, bạn có thể nêm gia vị và hành tím băm theo sở thích của gia đình, nhưng lưu ý là bạn có thể nêm bất cứ loại gia vị nào trừ nước mắm.
  • Lá dong bạn đem rửa sạch với nước, rồi đem phơi nắng cho khô ráo trước khi gói.
lau sạch lá dong
Lá dong rửa sạch rồi lau lại bằng khăn.
2.2.2. Bước 2: Cách gói bánh chưng bằng lá dong
  • Một chiếc bánh chưng bạn cần từ 5 đến 6 cái lá dong. Trước khi gói bánh chưng bằng lá dong, bạn lau cho sạch cho lá khô hoàn toàn và không bám bụi.
  • Bạn chuẩn bị một cái khuôn gói bánh chưng cho tiện lợi. Tuy nhiên, khi nấu bánh chưng bằng bếp than truyền thống thì người Bắc thường tự gói bánh chưng bằng tay rất đẹp mắt.
  • Bạn đặt 2 lá dong ở 2 góc so le, xúc một chén nếp trải lên lá và cho ½ nắm đậu lên phần nếp vừa trải. Sau đó, bạn xếp hai miếng thịt vào giữa và cho thêm ½ nắm đậu, rồi phủ nốt nắm gạo lên trên cùng (bạn gói bánh theo nguyên tắc: 2 lần gạo, 2 miếng thịt, 2 lần đậu và một ít hành tùy theo ý thích của bạn).
  • Bạn bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt chéo theo hình chữ thập. Đến đây là bạn đã hoàn thành xong bước gói bánh.
gói bánh chưng nhân đậu bằng lá dong với khuôn
Các thao tác gói bánh chưng bằng khuôn.
2.2.3. Bước 3: Luộc bánh chưng bằng bếp than
  • Như đã đề cập ở phần đầu tiên, để nấu bánh chưng bằng bếp than, bạn cần chuẩn bị 2 bếp. Một bếp phụ dùng để thay than và nấu sẵn nước sôi tiếp nước cho nồi bánh khi nước cạn, một bếp chính dùng để nấu bánh.
  • Trước khi luộc bánh, bạn cho vào dưới đáy nồi một vài cái lá dong gói bánh còn dư, để làm bánh chưng có màu xanh đặc trưng của lá, bánh cũng không bị cháy khét. Sau đó, bạn xếp bánh vào và đảm bảo lượng nước đã ngập bánh.
  • Cứ 1 tiếng bạn kiểm tra nồi bánh một lần. Nếu nồi bị cạn nước thì đổ nước đã sôi ở nồi kế bên vào tiếp thêm. Bạn không được đổ nước lạnh vào vì bánh sẽ bị nửa sống nửa chín.
  • Thời gian nấu bánh chưng bằng bếp than khoảng gần 12 giờ.
châm nước nồi luộc bánh chưng bằng bếp than
Nhớ canh lượng nước trong nồi luộc bánh chưng đủ để bánh chín, không cháy khét. Ảnh: Internet
2.2.4. Thưởng thức bánh chưng luộc bằng bếp than
  • Sau khi bánh chín, bạn vớt bánh ra rồi dùng khăn sạch thấm nước lau bánh.
  • Bạn xếp bánh ra rồi đặt miếng ván lên trên (lưu ý bạn đặt bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát).
  • Sau đó, bạn cho vật nặng hoặc thau nước đầy đặt lên miếng ván để bánh được săn chắc.
  • Đợi bánh nguội hoàn toàn là bạn có thể thưởng thức bánh chưng nấu bằng bếp than rồi đấy.
ép bánh chưng
Bánh chưng được ép ráo nước sẽ giúp bánh săn chắc hơn. Ảnh: Internet

Nấu bánh chưng bằng bếp than sẽ giúp cho bánh của bạn ngon hơn và giữ trọn vị truyền thống. Tuy nhiên, để luộc bánh chưng bằng bếp than tránh những nguy cơ khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên tuân thủ một số lưu ý được chia sẻ chi tiết trên đây. Tết này, bạn hãy dành chút thời gian để cùng gia đình nấu bánh chưng và thưởng thức cách làm bánh truyền thống tuyệt vời này nhé!

Hoài Thương tổng hợp