1. Cách hầm chân giò thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc Bắc là món ăn ngon rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt thích hợp với phụ nữ mang thai và những người có tiền sử đau dạ dày. Giò heo hầm mềm kết hợp với vị đắng nhẹ của thuốc bắc giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều.

1.1. Nguyên liệu

  • 350 gram thịt chân giò heo
  • 50 gram đường quy
  • 50 gram câu kỷ tử
  • 50 gram táo tàu
  • 50 gram hạt sen
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1 muỗng cà phê muối

1.2. Hướng dẫn cách nấu chân giò heo hầm thuốc bắc

  • Chân giò heo mua về rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Sau đó chần sơ qua nước sôi để loại bỏ bớt mùi hôi. Để tiết kiệm thời gian, khi mua giò heo về hâm bạn có thể nhờ người bán chặt hộ.
Hầm chân giò heo trong nồi áp suất.
Hầm chân giò heo trong nồi áp suất. Ảnh: Internet
  • Cho giò heo vào nồi áp suất cùng 500 ml nước, hầm 15 phút. Sau đó, thêm 50 gram đường, 50 gram câu kỳ tử, 50 gram táo tàu, 50 gram hạt sen cùng 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm. Hầm thêm 10 đến 15 phút nữa thì tắt bếp.

Lưu ý: Không hầm quá lâu, thịt chân giò sẽ mất đi vị ngọt tự nhiên và mềm nhũn.

Thêm các nguyên liệu thuốc Bắc vào hầm cùng với giò heo.
Thêm các nguyên liệu thuốc Bắc vào hầm cùng với giò heo. Ảnh: Internet
  • Múc chân giò hầm thuốc bắc ra tô, rắc thêm ít tiêu, ngò cho thơm. Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn rất giàu dinh dưỡng, vì thế không nên ăn thường xuyên sẽ dễ dẫn đến các bệnh như táo bón, béo phì, tăng huyết áp.
Chân giò hầm thuốc Bắc
Chân giò nấu với thuốc Bắc cực kì tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

2. Cách nấu món chân giò hầm nấm và rau củ

Không chỉ thuốc bắc, chân giò mang hầm nấm và rau củ cũng rất ngon và bổ dưỡng. Trời se lạnh, nấu món canh này cho gia đình, vừa ngon lại lạ miệng.

2.1. Nguyên liệu

  • 400 gram móng giò heo
  • 200 gram nấm rơm
  • 3 củ khoai sọ
  • 3 củ khoai tây
  • 2 muỗng canh hạt nêm
  • 2 muỗng canh nước mắm
  • 1 muỗng cà phê bột ngọt
  • 2 muỗng cà phê đường trắng
  • 1/2 muỗng cà phê muối

2.2. Hướng dẫn cách nấu móng heo hầm nấm và rau củ

  • Khoai sọ và khoai tây mang đi gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Nấm rơm ngâm với muối khoảng 5 phút, vớt ra rửa lại với nước và bổ đôi. Cho nấm rơm vào nồi xào sơ, nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột ngọt.
Sơ chế củ và nấm rơm.
Sơ chế củ và nấm rơm. Ảnh: Internet
  • Chân giò heo chần sơ qua nước sôi để bớt mùi hôi. Sau đó cho vào nồi cùng 1,5 lít nước, hầm khoảng 30 phút. Sau đó cho khoai tây, khoai sọ và nấm rơm vào đun thêm 10 phút. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Hầm chân giò với nấm rơm và củ
Hầm cho chân giò mềm rồi mới trút nấm và rau củ vào. Ảnh: Internet
  • Múc canh ra tô, trang trí thêm ít ngò rí cho hấp dẫn. Món canh này rất bổ dưỡng, đặc biệt với những người vừa mới bệnh dậy.
Chân giò hầm nấm
Món ăn này rất thích hợp với những người ốm mới khỏe hoặc mất ngủ. Ảnh: Internet

3. Cách làm món chân giò heo hầm đu đủ

Món ăn này đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt với phụ nữ vừa sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ muốn có sữa cho con bú thì nên ăn chân giò nấu với đu đủ. Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn lợi nữa này như sau.

3.1. Nguyên liệu

  • 200 gram thịt chân giò heo
  • 200 gram đu đủ xanh
  • 1 lít nước lọc
  • Mùi tàu, hành lá, hành khô
  • Gia vị: nước mắm, muối, bột ngọt, đường, tiêu xay
Móng heo và đu đủ xanh
Chuẩn bị đầy đủ móng heo và đu đủ xanh cho món canh. Ảnh: Internet

3.2. Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm đu đủ

  • Chân giò rửa sạch, chặt khoanh tròn vừa ăn và chần sơ qua nước sôi khoảng 2 phút. Vớt ra để ráo.
  • Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ cắt, cắt miếng vuông hơi tô, rửa sạch với nước để loại bỏ bớt nhựa. Mùi tàu, hành lá rửa với nước, cắt nhỏ. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
Đu đủ gọt vỏ, bỏ ruột
Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ hạt và cắt khúc vừa ăn. Ảnh: Internet
  • Bắc nồi lên bếp, làm nóng 1 muỗng cà phê dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm. Tiếp đó cho chân giò vào đảo nhanh đến khi thịt săn lại thì trút 1 lít nước lọc vào. Đun lửa lớn đến khi nước sôi thì vặn nhỏ, hầm khoảng 15 phút. Trong thời gian này bạn thường xuyên vớt bọt để nước canh được trong.
  • Đủ thời gian, cho đu đủ vào, hầm thêm 15 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tắt bếp, cho hành lá, mùi tàu vào là có thể thưởng thức.
Hầm đu đủ với móng heo
Cho đu đủ vào hầm cùng móng heo. Ảnh: Internet

Lưu ý: Phụ nữ trong thời gian mang thai không nên ăn đu đủ xanh. Vì trong loại quả này có chứa nhiều chất gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Còn với phụ nữ vừa mới sinh xong, món này lại giúp lợi sữa, tốt cho bé.

Đu đủ hầm giò heo
Đu đủ hầm giò heo rất lợi sữa cho bà bầu. Ảnh: Internet

4. Cách hầm chân giò ngon mềm với hạt sen

Cách nấu chân giò ninh hạt sen không quá khó, chỉ mất nhiều thời gian ở công đoạn hầm hạt sen và chân giò. Tuy nhiên món ăn này lại rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt với những thiếu chất, ốm yếu.

4.1. Nguyên liệu

  • 500 gram giò heo
  • 100 gram cà rốt
  • 5 gram nấm hương
  • 100 gram hạt sen
  • 1 muỗng canh hạt nêm
  • 1 muỗng canh nước mắm
  • 1 muỗng canh đường
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê tiêu xay
  • Vài cọng hành lá, ngò rí

4.2. Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm hạt sen

  • Hạt sen rửa sạch, bắc lên bếp nấu khoảng 20 phút cho mềm. Sau đó vớt ra để ráo. Nấm hương ngâm vào nước lọc cho nở, cắt bỏ chân, rửa sạch với nước. Cà rốt gọt vỏ, cắt khoanh vừa ăn. Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhuyễn.
Hầm mềm hạt sen
Hầm hạt sen cho mềm. Ảnh: Internet
  • Giò heo cạo lông lại cho sạch, chặt khoanh, rửa với nước và chần sơ qua nước sôi khoảng 3 đến 4 phút. Vớt ra xả lại bằng nước lạnh.
Chần giò heo với nước sôi
Chần giò heo với nước sôi để loại bỏ bớt mùi hôi tanh. Ảnh: Internet
  • Bắc nồi lên bếp, cho giò heo cùng 1 lít nước lọc vào nấu. Đun lửa lớn đến khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và hầm khoảng 30 phút. Chân giò mềm, thả hạt sen, cà rốt, nấm hương vào hầm cùng. Nêm gia vị vừa miệng. Khi cà rốt mềm thì tắt bếp.
Cho giò heo và hạt sen vào nồi hầm mềm
Hầm mềm hạt sen và giò heo. Ảnh: Internet
  • Múc canh ra tô, rắc thêm ít tiêu và ngò rí vào. Bạn có thể chuẩn bị thêm một chén nước mắm nhỏ để chấm với chân giò.
Chân giò hầm hạt sen
Ăn chân giò nấu với hạt sen sẽ giúp cải thiện được chất lượng giấc ngủ. Ảnh: Internet

5. Cách chế biến chân giò heo hầm măng khô nước dừa tươi

Chân giò nấu măng khô là món ăn dân dã nhưng lại rất ngon và hút cơm. Không chỉ cơm trắng, món giò heo hầm măng ăn kèm với cách gói bánh tét hoặc bánh chưng đều thích hợp, vì thế mà ngày Tết người ta vẫn hay nấu món này cho gia đình.

5.1. Nguyên liệu

  • 200 gram măng khô
  • 700 gram giò heo
  • 1,5 lít nước
  • 30 gram hành tím
  • 500 ml nước dừa tươi
  • 2 muỗng canh dầu ăn
  • 1 muỗng canh muối
  • 1/2 muỗng canh tiêu
  • 2 muỗng canh hạt nêm
  • 2 muỗng canh nước mắm

5.2. Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm măng khô

  • Ngâm măng khô với nước ấm khoảng 30 phút cho nở mềm. Sau đó bắc lên bếp luộc khoảng 15 phút cho chín. Vớt ra rửa sạch, xé thành sợi vừa ăn.
  • Chân giò rửa sạch, chặt khoanh tròn vừa ăn, ướp với 15 gram hành tím băm, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh hạt tiêu và 1 muỗng canh nước mắm. Để khoảng 30 phút cho chân giò ngấm gia vị.
Luộc măng khô và ướp chân giò.
Luộc măng khô và ướp chân giò. Ảnh: Internet
  • Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho 15 gram hành băm còn lại vào nồi phi thơm. Sau đó trút chân giò vừa ướp vào xào, đến khi thịt săn lại thì thêm 500 ml nước dừa tươi. Hỗn hợp sôi, tiếp tục cho măng khô vào.
  • Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh nước mắm và thêm 200 ml nước lọc. Hầm thêm 60 phút cho nước cạn và chân giò mềm thì tắt bếp.
Hầm măng khô cùng với giò heo
Hầm măng khô với giò heo khoảng 60 phút cho thịt mềm. Ảnh: Internet
  • Giò heo hầm măng khô ăn khi còn nóng mới ngon. Khi ăn, bạn có thể cho thêm ít tiêu xay và hành lá cắt nhuyễn.
Măng khô hầm giò heo
Là món ăn dân dã, thế nhưng chân giờ nấu với măng khô lại rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: Internet

6. Hướng dẫn nấu chân giò hầm ngũ vị

Chân giò hầm ngũ vị thoang thoảng mùi thơm của quế, hoa hồi, rất tươi mới. Món này ăn cũng với cơm trắng cũng rất ngon. Tuy nhiên phải ăn khi còn nóng thì mới cảm nhận trọn vẹn được hương vị của món ăn này.

6.1. Nguyên liệu

  • 600 gram thịt chân giò heo
  • 2 miếng thanh quế
  • 3 cái hoa hồi
  • 1 trái thảo quả
  • 2 lá nguyệt quế
  • 1 miếng gừng
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • 3 củ hành tím
  • 2 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng canh đường trắng
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm
  • 3 tép tỏi

6.2. Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm ngũ vị

  • Chân giò rửa sạch, chặt miếng, sau đó cũng chần sơ qua nước sôi khoảng 3 phút, vớt ra rửa lại nước lạnh. Ướp chân giò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Ướp thịt chân giò
Ướp thịt chân giò cho thấm. Ảnh: Internet
  • Hành tỏi bóc vỏ, để nguyên. Thanh quế, hoa hồi, thảo quá, lá nguyệt quế, rửa sạch. Sau đó cho tất cả nguyên liệu lên bếp rang cho thơm.
Cho thanh quế và hoa hồi vào nồi rang thơm.
Rang thơm tất cả nguyên liệu. Ảnh: Internet
  • Làm nóng 1 muỗng cà phê dầu ăn, cho 1 muỗng canh đường vào đun cùng. Khi đường chuyển sang màu cánh gián thì đổ chân giò đã ướp vào.
  • Xào săn, đổ nước ngập chân giò, cho tất cả các gia vị vừa rang vào. Vặn lửa nhỏ hầm đến khi thịt chân giò mềm, nước trong nồi sệt lại thì tắt bếp.
Hầm chân giò với hoa hồi và thanh quế
Bắc chân giò lên bếp hầm với hoa hồi và thanh quế. Ảnh: Internet
Chân giò hầm ngũ vị
Món này bạn ăn kèm với cơm trắng và rau luộc sẽ rất ngon. Ảnh: Internet

7. Cách làm món chân giò hầm đậu đen

Không chỉ giàu dinh dưỡng, chân giò hầm đậu đen còn là món ăn giải nhiệt ngày hè rất tốt. Chân giò mềm béo cùng vị bùi bùi của đậu đen, ăn rất ngon miệng.

7.1. Nguyên liệu

  • 500 gram chân giò
  • 200 gram đậu đen
  • 50 gram hành tím
  • Ít hành lá và ít lá chanh
  • Gia vị: đường, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt

7.2. Hướng dẫn cách làm chân giò hầm đậu đen

  • Chân giò nên chọn phần móng hầm với đậu mới ngon. Sau khi mua về, đem móng giò rửa sạch, chần sơ với nước sôi cùng ít lá chanh cho sạch và bớt mùi tanh. Tương tự, đậu đen cũng nhặt hạt sâu, cho vào nồi luộc mềm để loại bỏ bớt vị chát.
Luộc đậu đen
Luộc đầu đen trước cho bớt vị chát. Ảnh: Internet
  • Bắc một nồi nước mới lên bếp, cho móng heo vào cùng đậu đen. Đậy kín nắp và hầm khoảng 45 phút. Thường xuyên vớt bọt để nước canh được trong.
Hầm giò heo với đậu đen cho nhừ.
Hầm giò heo với đậu đen cho nhừ. Ảnh: Internet
  • Đủ thời gian, bạn cho củ hành tím vào hầm cùng. Nêm nếm gia vị vừa miệng. Hầm thêm 15 phút, cho hành lá cắt khúc vào. Khuấy đều và tắt bếp. Khi múc canh ra ngoài, bạn có thể cho thêm ít hành lá nữa cho thơm.
Chân giò hầm đậu đen
Đây là món ăn giải nhiệt ngày hè rất tốt. Ảnh: Internet

8. Cách nấu chân giò hầm bí đỏ

Cũng tương tự như những món canh giò heo khác, canh giò heo hầm bí đỏ rất bổ dưỡng, thích hợp cho người bệnh mới khỏi. Để món canh này ngon, bạn phải biết cách chọn sao cho bí đỏ không bị sượng và móng heo phải tươi, không bay mùi.

8.1. Nguyên liệu

  • 500 gram móng giò heo
  • 200 gram bí đỏ
  • 50 gram bông cải xanh
  • 1/2 trái bắp Mỹ
  • 15 gram nấm đông cô
  • 50 gram cà rốt
  • 10 gram hành lá
  • 10 gram hành boa rô
  • 10 gram ngò rí
  • 10 gram đường trắng
  • 5 gram muối
  • 10 gram bột ngọt

8.2. Hướng dẫn cách nấu chân giò hầm bí đỏ

  • Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho nở, cắt bỏ chân, rửa lại với nước. Bông cải xanh cắt nhỏ, ngâm với nước muối pha loãng. Bắp rửa sạch, cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, cắt lát mỏng hoặc tỉa hoa.
  • Móng giò heo chặt nhỏ, rửa sạch. Sau đó cho vào nồi luộc cùng ít muối và gừng tươi khoảng 10 phút. Vớt ra rửa lại nước lạnh, để ráo.
Sơ chế giò heo
Sơ chế giò heo. Ảnh: Internet
  • Bắc một nồi nước mới, cho chân giò, hành tím và đầu hành boa rô vào nấu cùng. Đậy kín nắp, hầm khoảng 30 phút, tiếp tục cho cho bắp Mỹ, nấm đông cô, cà rốt và bí đỏ vào hầm cùng. Đun lửa nhỏ đến khi bí mềm, nêm nếm gia vị và tắt bếp.
Hầm giò heo với bí đỏ
Hầm giò heo với bí đỏ. Ảnh: Internet
  • Rắc thêm ít tiêu và hành ngò thái nhỏ vào. Món canh giò heo hầm bí đỏ này nên ăn khi còn nóng để không bị ngấy.
Giò heo hầm bí đỏ
Canh giò heo hầm bí đỏ nên ăn khi còn nóng để ngon hơn. Ảnh: Internet

9. Cách nấu canh hoa Atiso hầm chân giò

Atiso là một loài hoa rất quen thuộc, có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Vì thế mà những món ăn từ hoa Atiso, trong đó có món canh hầm với giò heo rất tốt cho sức khỏe.

9.1. Nguyên liệu

  • 500 gram chân giò (hoặc bạn có thể thay thế bằng đuôi heo hoặc xương heo)
  • 1 cái bông atiso
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1 muỗng canh muối
  • 2 cây hành lá
  • 2 nhánh ngò rí

9.2. Hướng dẫn cách nấu canh hoa Atiso hầm chân giò

  • Bông Atiso rửa sạch. Phần thân cạo vỏ, chặt khúc chéo. Phần bông loại bỏ nhụy, bổ múi cau.
Sơ chế hoa atiso
Lấy nhụy và bổ hoa atiso kiểu múi cau. Ảnh: Internet
  • Chân giò rửa sạch với muối, xả lại với nước lọc. Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho vào 2 lít nước lọc, thả chân giò heo cùng 1 muỗng cà phê muối vào đun khoảng 30 phút.
Ướp giò heo
Ướp giò heo với gia vị. Ảnh: Internet
  • Tiếp đến cho phần thân Atiso vào trước, nấu khoảng 15 phút thì mới cho phần bông vào. Nấu thêm 20 phút, nêm nếm gia vị lại vừa ăn và tắt bếp.
  • Múc canh ra tô, rắc thêm ít hành lá và rau ngò. Chuẩn bị thêm một chén nước mắm để chấm chân giò thì hết sảy.
Canh Atiso chân giò
Canh Atiso bổ dưỡng và giúp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh. Ảnh: Internet

10. Cách nấu món chân giò hầm sữa kiểu Đức

Chân giò ninh sữa kiểu Đức mới mẻ cả về cách làm lẫn hương vị nên được nhiều người quan tâm. Những nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn này đều rất lạ, nhưng khi kết hợp với nhau lại làm nên mùi vị độc đáo. Hãy thử thực hiện theo công thức dưới đây để làm mới món giò heo hầm của gia đình nhé.

10.1. Nguyên liệu

  • 1 cái chân giò rút xương
  • 3 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • 200 ml sữa tươi
  • 50 ml kem tươi (Xem cách làm kem tươi cho món tráng miệng, món hầm)
  • 2 muỗng bơ
  • 2 muỗng bột mì
  • Ít là nguyệt quế khô

10.2. Hướng dẫn cách làm chân giò hầm sữa kiểu Đức

  • Chân giò rửa sạch, để ráo nước. Sau đó ướp với ít hạt nêm, tiêu xay và nước mắm. Để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
Chân giò rút xương
Chuẩn bị một cái chân giò rút xương. Ảnh: Internet
  • Khoai tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn và ngâm trong nước muối pha loãng để không bị thâm đen. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
  • Cho chân giò cùng khoai, hành tây, cà rốt và lá nguyệt quế vào nồi áp suất hầm nhừ.
Hầm chân giò trong nồi áp suất để mềm nhừ.
Hầm chân giò trong nồi áp suất để mềm nhừ. Ảnh: Internet
  • Bỏ 2 muỗng bơ vào chảo, bật bếp lên đun nóng, bơ tan ra cho bột mì vào. Thêm ít nước hầm giò heo, sữa tươi, kem tươi, đun đến khi hỗn hợp sánh lại thì thêm ít đường và tắt bếp.
  • Vớt chân giò hầm cùng rau củ ra đĩa, rưới hỗn hợp sốt kem sữa lên. Dùng ít ngò rí trang trí cho đẹp mắt.
Chân giò hầm sữa kiểu Đức
Thịt chân giò vừa mềm, thoang thoảng vị sữa tươi rất lạ miệng. Ảnh: Internet

11. Món chân giò hầm chứa bao nhiêu calo, ăn có béo không?

Chân giò hay còn gọi là móng giò. Đây là một trong những bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất của lợn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một cái giò lợn chứa đến 230 calo, 64,6 gram nước, 15, 7 gram đạm và 18,6 gram chất béo. Móng lợn khi chế biến thành món ăn có tác dụng bổ huyết, cung cấp sắt cùng vitamin A, B. Đồng thời còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm suy nhược thần kinh. Ngoài ra, chân giò còn là nguồn cung cấp collagen rất tốt, giúp da mịn màng, hạn chế nếp nhăn.

Chân giò hầm tốt cho sức khỏe
Là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn chân giò hầm cũng tốt. Ảnh: Internet

Mặc dù móng giò có nhiều tác dụng như bổ máu, thông sữa, đẹp da nhưng không phải ai ăn cũng cho được công dụng như thế. Vì móng giò có hàm lượng dinh dưỡng lớn nên không thích hợp với những người béo phì, thừa cân, những người bị sỏi thân hoặc viêm gan mãn tính. Lượng chất béo dồi dào trong chân giò sẽ khiến bệnh tình thêm nặng

Cách nấu chân giò hầm đủ vị mặc dù là món ăn dân dã nhưng lại rất bổ dưỡng và đưa cơm. Món ăn này dùng vào ngày mưa hay ngày hè đều rất thích hợp. Từng miếng chân giò giòn sật ngoài da, bên trong lại mềm nhừ, hòa quyện với nước súp đậm đà, ăn rất ngon miệng. Cùng vào bếp để thực hiện ngay món ngon từ chân giò này cho gia đình nhé.

Mỹ Lệ tổng hợp