1. Phở cuốn ngũ sắc – nét sáng tạo của ẩm thực Việt Nam

Phở cuốn ngũ sắc là một cách sáng tạo món ngon dễ làm đặc sản của Hà thành. Đây là cách làm phở cuốn nhiều màu sắc như cầu vồng, vô cùng cuốn hút và hương vị thì đặc trưng, không lẫn vào đâu được. Bí quyết tạo nên món cuốn bắt mắt này là nhờ phương pháp “nhuộm màu” cho bánh phở tươi bằng các nguyên liệu rau củ tự nhiên. Điểm thú vị là dù kết hợp thêm hương liệu tạo màu, mà vị bột bánh phở vẫn đảm bảo độ dai, mềm, mịn và ngon.

cách làm phở cuốn ngũ sắc ngon
Bánh phở cuốn nhiều màu đầy sáng tạo thể hiện nét độc đáo của ẩm thực miền Bắc.

Khi chọn nguyên liệu tạo màu, bạn cần kết hợp các loại rau củ quả tươi. Có như vậy, màu sắc thành phẩm vừa tự nhiên, vị ngon độc đáo và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, giúp hạn chế việc sử dụng các màu thực phẩm độc hại bày bán ngoài thị trường mà không rõ nhãn mác, nguồn gốc. Hơn nữa, đây còn là cách nấu ăn ngon giúp tăng cường nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Thế nên, đừng bỏ lỡ công thức món ngon tuyệt vời này với hướng dẫn đơn giản ở phần tiếp theo đây nhé.

nguyên liệu tạo màu thực phẩm từ rau củ quả
Dùng rau củ quả tươi làm nguyên liệu tạo màu thực phẩm để tăng cường vitamin, dưỡng chất. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn 2. cách làm bánh phở cuốn ngũ sắc mới lạ

2.1. Cách làm bánh phở cuốn tươi ngũ sắc từ bột nếp

2.1.1. Nguyên liệu

Các thành phần nguyên liệu cơ bản cần chuẩn bị:

  • 100 gram bột gạo
  • 30 gram bột năng
  • 20 gram bột nếp
  • Nguyên liệu tạo màu: 50 ml nước ép từ cải bó xôi (tạo màu xanh lá), 50 ml nước hãm từ hoa đậu biếc khô (màu tím xanh), 50 ml nước ép từ bắp cải tím (màu tím), 50 ml nước ép củ dền đỏ (màu đỏ tím), 50 ml nước ép cà rốt (màu cam).
  • Dụng cụ: Nồi hấp, khuôn.
  • Dầu ăn
bịch bột nếp thương hiệu Đức Thịnh
Chọn bột nếp tinh khiết để làm bánh phở tươi mịn màng, dai ngon. Ảnh: Internet
2.1.2. Cách làm bánh phở cuốn ngũ sắc bằng bột nếp
  • Trộn 3 loại bột với nhau trong một cái tô sạch cho thống nhất.
  • Chia bột thành 5 phần bằng nhau, để trong chén riêng (mỗi chén khoảng 30 gram hỗn hợp bột).
trộn bột nếp làm bánh phở tươi
Các bước trộn bột nếp làm bánh phở tươi và chia thành 5 phần bằng nhau.
  • Lấy mỗi phần bột hòa tan với 5 nguyên liệu tạo màu.
trộn bột nếp với nguyên liệu tạo màu từ rau củ
Bước trộn bột nếp với nguyên liệu tạo màu từ rau củ.
  • Lấy chổi (dụng cụ chuyên nấu ăn) quét một lớp dầu ăn mỏng quanh khuôn hấp.
  • Đổ 5 phần hỗn hợp bột nếp đã tạo màu vào các khuôn hấp, cho vào nồi nước đun sôi để hấp chín. Với mỗi khuôn bột, thời gian bánh chín là khoảng 2 – 3 phút.
cách hấp bánh phở cuốn ngũ sắc
Bước đổ bột vào khuôn và hấp chín làm bánh phở cuốn ngũ sắc.
  • Sau khi hấp, lấy bánh ra khỏi khuôn, đợi nguội thì bắt đầu cuốn nguyên liệu.

2.2. Công thức làm bánh phở cuốn ngũ sắc không cần bột nếp

2.2.1. Nguyên liệu
  • Bột gạo: 1 chén
  • Bột năng: 1 chén
  • Nước lọc: 1 chén
  • Nguyên liệu tạo màu: dùng tương tự công thức 2.1. ở trên
  • Ít dầu mè hoặc dầu đậu phộng
  • Một nhúm nhỏ muối ăn
2.2.2. Hướng dẫn cách làm bánh phở cuốn ngũ sắc không cần bột nếp
  • Trong một cái tô sạch, bạn cho 2 loại bột vào trộn đều với nhúm muối.
  • Chia hỗn hợp bột thành 5 phần bằng nhau.
  • Ở mỗi phần bột, từ từ thêm ít nước lọc và màu rau củ ép vào khuấy đều, để riêng.
  • Bắc chảo, quét một lớp dầu mè lên mặt chảo, đun nóng.
  • Lấy từng hỗn hợp bột đã pha màu rau củ tráng một lớp mỏng lên chảo dàn đều như cách làm bánh xèo miền Tây, hoặc bánh cuốn vậy.
cách làm bánh phở tươi bằng chảo
Bạn tráng bánh phở tươi nhiều màu bằng chảo tương tự tráng bánh cuốn thế này.
  • Đậy kín nắp chảo lại, khoảng 30 – 45 giây sau là lớp bánh chín.
  • Bạn lấy lớp bánh ra, đặt vào một cái dĩa, hoặc khuôn có quét sẵn lớp dầu ăn dưới đáy để chống dính.
  • Thực hiện tương tự cho hết các hỗn hợp bột 5 màu là hoàn tất.
dĩa bánh phở tươi ngũ sắc sau khi tráng bằng chảo
Dĩa bánh phở tươi ngũ sắc đẹp mắt sau khi tráng bằng chảo. Ảnh: Internet

2.3. Cách làm bánh phở tươi cuốn ngũ sắc từ bột mì

2.3.1. Nguyên liệu
  • Bột mì: 500 gram
  • Trứng gà: 180 gram (đánh sẵn ra tô sạch)
  • Nước ép rau củ tươi (tùy chọn như: nước ép củ dền, nước ép cà rốt, nước nấu hoa đậu biếc khô, nước ép bí đỏ hấp,…): mỗi thứ 60 ml, để riêng mỗi chén
  • Muối ăn: 5 gram
  • Dầu thực vật: 50 ml
nguyên liệu làm bánh phở tươi ngũ sắc từ bột mì
Thành phần nguyên liệu làm bánh phở tươi ngũ sắc từ bột mì.
2.3.2. Cách trộn và ủ bột mì làm bánh phở tươi ngũ sắc dai mềm
  • Từ từ rây bột mì vào một cái tô sạch cho mịn, rồi đập trứng và thêm dầu thực vật vào, trộn đều tay.
  • Quấy bột cho đến khi dẻo mịn thì chia thành 5 phần bằng nhau.
  • Với mỗi phần bột, bạn lấy từng nguyên liệu tạo màu từ nước rau củ vào, khuấy đều.
  • Lọc hỗn hợp qua rây lần nữa để loại bỏ bột còn lợn cợn.
  • Lấy màng thực phẩm bọc tô bột lại, để nghỉ ít nhất nửa tiếng cho nở mềm.
khối bột mì làm bánh phở tươi 5 màu
Khối bột mì làm bánh phở tươi màu xanh sau khi trộn. Ảnh: Internet

Mẹo: Bạn nên đổ nước màu rau củ vào khối bột từ từ, đồng thời, dùng muỗng khuấy đều tay cho bột không vón cục. Sau đó, bọc găng tay, trực tiếp nhồi khối bột cho dẻo và mịn là được.

2.3.3. Cán bột bánh phở tươi 5 màu và phơi khô
  • Sau thời gian ủ bột, lấy khối bột ra, tiếp tục nhào đều tay thêm 5 – 10 phút nữa.
  • Dùng cây cán bột, hoặc dụng cụ thích hợp, ép khối bột bánh phở tươi ngũ sắc dẹp ra với độ dày vừa phải. Vừa cán bột, bạn nhớ lấy chày đánh cho bột không bị cứng nhé. Đồng thời, lấy ít bột năng, hoặc bột bắp phủ lên miếng bánh phở vừa cán để chống dính.
cán dẹp bột bánh phở tươi ngũ sắc làm từ bột mì
Cán dẹp bột bánh phở tươi ngũ sắc, rồi phơi cho khô, dai là sử dụng được.
  • Sau khi cán dẹp, treo các bánh phở tươi ở nơi thoáng mát nhưng có nhiều gió. Đặc biệt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không làm phai màu bánh phở.
  • Bạn phơi bánh phở đến khi khô và có độ dai mềm như mong muốn thì có thể lấy vào sử dụng. Bánh phở tươi 5 màu làm bằng bột mì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 3 tháng.

3. Hướng dẫn cách làm phở cuốn thịt bò gia truyền Hà Nội ngũ sắc

3.1. Nguyên liệu

  • 150 gram thịt nạc bò tươi (rửa sạch, thấm khô, thái thành các miếng mỏng, dài vừa ăn)
  • 10 gram tỏi băm
  • 1 thìa cà phê đường trắng
  • 1/2 thìa cà phê bột ngọt
  • 1/2 thìa cà phê tiêu xay
  • 1 muỗng canh nước tương đậu nành
  • 1 muỗng canh dầu hào
  • Bánh phở tươi ngũ sắc
  • Ít xà lách (nhặt lá và rửa sạch, để ráo)

3.2. Cách làm phở cuốn ngũ sắc nhân tôm thịt

  • Cho thịt bò vào tô sạch, thêm các nguyên liệu gia vị gồm tỏi, đường, bột ngọt, tiêu xay, nước tương, dầu hào vào trộn đều.
  • Ướp thịt bò trong 15 phút.
ướp gia vị thịt bò và xào chín
Bước ướp thịt bò cắt miếng với gia vị và xào chín tới.
  • Bắc chảo, thêm 1 muỗng canh dầu ăn đun nóng. Sau đó, đổ thịt bò đã ướp gia vị vào xào sơ. Thịt bò vừa chín tới thì bạn vớt ra dĩa sạch, để qua một bên.
  • Trải tấm bánh phở lên mặt phẳng sạch, xếp xà lách, rau thơm (nếu có) lên trên. Tiếp đến, gắp vài miếng thịt bò lên trên rau, bắt đầu cuộn tròn lại cho đến hết bánh phở.
  • Thực hiện các bước như trên với phần nguyên liệu còn lại, đến hết là hoàn tất.
cách làm phở cuốn ngũ sắc nhân thịt bò Hà Nội
Biến tấu cách làm phở cuốn thịt bò Hà Nội ngũ sắc đầy mới lạ.

3.3. Phở cuốn ngũ sắc chấm với gì ngon nhất?

Phở cuốn thường chấm nước mắm tỏi ớt để tăng hương vị cho phần nhân bên trong. Tuy nhiên, theo nhiều người chia sẻ, món ăn Hà thành này chấm sốt tương bơ đậu phộng là ngon nhất. Tùy khẩu vị, bạn có thể tham khảo cách làm nước chấm phở cuốn để chọn công thức nước sốt phù hợp nhất nhé. Trong bài viết này, trangnauan.com sẽ hướng dẫn cách pha sốt tương bơ đậu phộng đơn giản nhất như sau.

Nguyên liệu: 3 tép tỏi băm, 20 gram tương hột đậu nành xay nhuyễn, nước dừa tươi 1 trái, nước cốt 1 trái tắc, 1 thìa cà phê dầu thực vật, 2 thìa cà phê đường cát, 1 thìa cà phê bột năng.

cách làm tương hột đậu nành chấm phở cuốn ngũ sắc
Các bước nấu tương hột đậu nành với nước dừa.

Cách thực hiện: Bắc chảo, hoặc nồi nhỏ, cho dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi chuyển màu hơi vàng, bạn đổ phần tương hột đã xay vào nấu cùng. Khuấy đều, đợi tương sôi nhẹ thì đổ nước dừa tươi vào khuấy cùng. Thêm các nguyên liệu còn lại vào nồi, quấy đều cho đến khi sệt lại và vừa miệng thì tắt bếp. Múc chén nước chấm ra chén và ăn cùng phở cuốn.

chén nước sốt tương hột chấm phở cuốn
Phở cuốn ngũ sắc dai mềm, chấm sốt tương hột đậu nành ngon miễn bàn! Ảnh: Internet

4. Món phở cuốn ngũ sắc bán ở đâu ngon?

4.1. Địa chỉ bán phở cuốn ngũ sắc ngon TPHCM

Phở cuốn là món ăn đặc sản của người Hà Nội. Tuy thế, bạn vẫn có thể khám phá hương vị món ngon đặc biệt này ngay tại Sài thành. Bạn hãy lưu ngay những địa chỉ dưới đây để đến thưởng thức nhé.

  • Quán phở Hai Thiền, đường Bùi Viện, quận 1
  • Quán phở đường Quách Văn Tuấn (ở khi K300, quận Tân Bình)
  • Quán phở cuốn Bếp Nhỏ, nằm ở khu chung cữ Lê Thị Riêng, quận 10

4.2. Địa chỉ bán phở cuốn ngũ sắc ngon Hà Nội (Quán Choén – Ô Chợ Dừa)

Sử dụng công nghệ làm bánh phở tươi nhiều màu hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Quán Choén là địa chỉ đáng tin cậy nếu bạn muốn tìm nơi bán phở cuốn ngũ sắc độc đáo đặc trưng tại Hà Nội. Không gian quán ấm cúng, rộng rãi, thiết kế thoải mái. Bánh phở cuốn tại đây dùng nguyên liệu tạo màu từ nước ép rau củ mà vẫn giữ được độ mềm dai cực ngon của bánh phở truyền thống, nên được nhiều người yêu thích. Một “điểm cộng” khác của quán là không ngừng biến tấu nguyên liệu nhân cuốn mới lạ. Chẳng hạn như: tai heo ngâm chua ngọt, thịt gà phi lê xông khói, thịt ngâm nước mắm, gà nấu nấm,…

phở cuốn ngũ sắc quán choén ô chợ dừa
Món phở cuốn ngũ sắc với nguyên liệu nhân đa dạng ở quán Choén, Ô Chợ Dừa, Hà Nội. Ảnh: Internet

Phở cuốn ngũ sắc quả thật là món ăn hoàn hảo về “ngoại hình”, lẫn vị giác. Bánh phở tươi vừa dai vừa mềm, thơm ngon, được tạo màu từ các nguyên liệu rau củ nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và lên màu tự nhiên, đẹp mắt. Đây là một cách thưởng thức món phở tinh tế, hấp dẫn hơn so với phở nước truyền thống. Cách làm phở cuốn ngũ sắc tại nhà cũng cực kì đơn giản. Chỉ với các bước hướng dẫn trên đây, bạn sẽ tự tay chế biến nên món ăn 5 màu “quyến rũ”, để thể hiện kỹ năng bếp núc khéo léo của mình. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Thùy Trâm tổng hợp