1. Nuyên tắc cần lưu ý để làm bột trà xanh không bị đen

Cách làm bột trà xanh không bị thâm đen, mà xanh mịn đẹp mắt chủ yếu được quyết định ở công đoạn sơ chế lá trà. Theo truyền thống, bột matcha được làm từ lá trà trồng trong bóng râm. Ở đó, các bụi cây trà xanh được che phủ để ngăn ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào – đây chính là yếu tố khiến lá trà bị thâm đen. Nếu thực hiện bước này không kỹ, bột trà xanh thành phẩm cũng không thể xanh mịn đẹp mắt được.

Tác dụng của bóng râm là giúp gia tăng nồng độ chất diệp lục có trong lá trà. Nhờ đó, biến lá cây thành màu xanh đập, sản sinh ra nhiều axit amin – quyết định màu sắc bột matcha thành phẩm. Thế nên, nguyên tắc nhất cần lưu ý để làm bột trà xanh không bị đen là phơi lá trà đúng cách. Ngoài ra, khi chọn lá trà, cần lấy phần lá không quá non, mà cũng không già úa nhé.

trang trại trồng lá trà xanh matcha có bao phủ
Khuôn viên một nông trang trồng lá trà xanh được bao phủ kỹ càng. Ảnh: Internet

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà xanh có hàm lượng catechin cao (còn gọi là EGCG), có tác dụng chống ung thư trên cơ thể người. Đồng thời, nguồn nguyên liệu tự nhiên này còn đem đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe – như ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường loại 2, khuyến khích giảm cân. Thế nên, không chỉ là vấn đề hình thức (bột xanh mịn), việc phơi lá trà xanh đúng kỹ thuật còn giúp thành phẩm của bạn lưu trữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng, tận dụng được triệt để các tác dụng đối với sức khỏe này.

2. Cách làm bột trà xanh không bị đen bằng lá trà xanh tươi

2.1. Nguyên liệu

Với cách làm bột trà xanh từ lá trà tươi này, cứ 1 kg lá trà nguyên liệu sẽ chắt lọc được 100 gram bột thành phẩm.

  • Lá trà xanh tươi (tươi vừa phải, không quá non): 1 kí
  • Muối hột/ muối biển: 1 nhúm
  • Dụng cụ: rây, máy sinh tố hoặc cối đá, hũ thủy tinh đã tiệt trùng có nắp.
giỏ lá trà xanh tươi
Chọn những lá trà xanh tươi không non, không già để làm bột matcha chất lượng. Ảnh: Internet

2.2. Làm khô lá trà xanh tươi

  • Bạn cho toàn bộ lá trà xanh vào thay nước sạch, ngâm và rửa kỹ.
  • Dùng dao cắt vỏ phần gân lá.
  • Tiếp tục ngâm lá trà tươi 20 phút trong thau nước muối, rồi vớt ra, để khô nước hoàn toàn.
2.2.1. Cách làm bột trà xanh không bị đen từ lá trà xanh phơi nắng
  • Rải lá trà lên một mặt phẳng sạch (mẹt, mâm,…).
  • Phơi lá trà tươi ở bóng râm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ phơi trung bình từ 35 đến 40 độ C là được.
cách phơi lá trà xanh không bị đen làm bột
Cách phơi lá trà xanh trong bóng râm để không bị đen khi làm bột. Ảnh: Internet
  • Phơi lá khoảng 3 – 4 ngày là khô giòn, bạn lấy vào để chuẩn bị đến công đoạn nghiền nhuyễn làm bột.
lá trà xanh tươi sau khi phơi khô
Lá trà xanh khô giòn sau khi phơi nắng. Ảnh: Internet
2.2.2 Cách làm bột trà xanh không bị đen bằng lò vi sóng
  • Bật trước lò vi sóng ở mức 160 – 170 độ C cho nóng.
  • Lấy khay của lò vi sóng ra, xếp các lá trà xanh đã ráo nước vào. Bạn nên chia toàn bộ lá thành các mẻ nhỏ để trải trên khay không xếp chồng lên nhau nhé.
  • Cho khay vào lò, chỉnh chế độ sấy, 3 phút sau lấy khay ra kiểm tra. Nếu lá trà xanh đã đạt độ khô giòn như mong muốn thì bạn có thể đến với công đoạn tiếp theo. Còn nếu chưa giòn, bạn lại cho khay lá trà tươi vào sấy thêm 2 – 3 phút nữa nhé. Bạn có thể xem cách làm bột trà xanh bằng lò vi sóng để tìm hiểu chi tiết hơn phương pháp này.
cách sấy khô lá trà xanh bằng lò vi sóng
Cách làm bột trà xanh không bị đen nhờ sấy khô bằng lò vi sóng. Ảnh: Internet

2.3. Nghiền bột trà xanh

2.3.1. Cách xay bột trà xanh bằng máy xay sinh tố
  • Cho lá trà, cùng một ít nước, vào máy xay sinh tố, rồi xay nhuyễn.
xay lá trà xanh bằng máy sinh tố
Bước xay lá trà xanh khô bằng máy sinh tố. Ảnh: Internet
  • Sau khi xay xong, bạn dùng miếng vải lọc đã chuẩn bị, để vắt kiệt nước cốt trà xanh ra tô. Bạn có thể lọc nước cốt thêm 1 lần nữa để bột thật mịn.
phơi nước cốt
Phơi nước cốt trà xanh ở nơi thoáng mát. Ảnh: Internet.
  • Sau cùng, bạn đem nước cốt trà xanh đi phơi ở nơi khô thoáng cho tới khi thu được bột trà xanh thơm mịn.
2.3.2. Cách làm bột trà xanh không bị đen mà không cần máy xay

Công đoạn nghiền lá trà thành bột cũng quan trọng, quyết định bột thành phẩm có xanh mịn hay không. Theo truyền thống, người Nhật dùng cối đá mài để nghiền lá trà khô thành bột. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, sai tốc độ, bạn có thể khiến bột trà xanh “bị cháy”. Chính điều này khiến bột matcha không giữ được màu xanh đẹp mắt muôn thuở. Cách làm bột trà xanh không cần máy xay mà thực hiện theo kiểu truyền thống như sau:

  • Bạn cho phần lá trà đã làm khô vào đường vào của cối.
  • Tay phải bạn nắm chắc tay cầm, bắt đầu xoay theo ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện đều đặn với tốc độ mỗi vòng quay hết 1 giây là được.
cách làm bột trà xanh nghiền cối đá không bị cháy đen
Tay phải nắm tay cầm cối và quay ngược chiều kim đồng hồ để xay bột trà xanh. Ảnh: Internet
  • Khi này, bạn sẽ thấy bột xanh đẹp mắt rơi ra ở rãnh cối.

3. Cách bảo quản bột trà xanh tự làm tại nhà không bị thâm đen

Có nhiều cách để bạn bảo quản bột matcha sử dụng được lâu mà không sợ mốc hay thâm đen. Thứ nhất, bạn có thể cho bột sau khi nghiền vào túi zip, hoặc đóng gói sao cho kín. Thứ hai, bạn cho bột vào hũ thủy tinh và đậy kín nắp.

Nhiệt độ bảo quản bột trà xanh là nhiệt độ thường (35 – 37 độ C). Không đặt dụng cụ lưu trữ bột matcha ở nơi có ánh mặt trời chiếu trực tiếp, hoặc khu vực ẩm thấp nhé. Sử dụng bột tốt nhất là trong 2 – 3 tuần tính từ ngày bạn mở gói/ hộp. Bột matcha được dùng rất nhiều trong việc chế biến món tráng miệng. Trong đó, bạn có thể làm bánh từ bột trà xanh, hoặc thức uống từ bột trà xanh đều được nhé.

bảo quản bột trà xanh
Bảo quản bột trà xanh trong hộp thiếc đậy nắp kín cũng giúp sử dụng được lâu. Ảnh: Internet

Hy vọng, với những gì bài viết trên chia sẻ, bạn có thể tự thực hiện cách làm bột trà xanh không đen mà có màu xanh mịn đẹp mắt ngay tại nhà. Theo đó, có 3 nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ để làm bột matcha không bị thâm đen. Một là chọn lá trà xanh tươi, không non mà cũng không già, được trồng đúng tiêu chuẩn ở bóng râm với nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Hai là, phơi lá trà xanh ở nơi có bóng râm, tránh mặt trời trực tiếp chiếu vào. Cuối cùng, nên áp dụng cách phơi nước cốt thành bột trà, hoặc xay cối đá đúng quy trình để lá không bị cháy khét. Chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Thùy Trâm tổng hợp