1. Ý nghĩa bánh chưng đen Mường Lò Tây Bắc

1.1. Ý nghĩa của bánh chưng đen Mường Lò Tây Bắc

Cách làm bánh chưng đen cũng bao gồm các công đoạn như cách gói bánh chưng thông thường. Đây là món bánh đặc sản ngày Tết của người dân Tây Bắc, nhất là người Thái. Mường Lò là vùng đất gạo trắng nước trong với những cô gái Thái duyên dáng và độc đáo cùng những nét văn hóa truyền thống riêng. Nét sinh hoạt ẩm thực của đồng bào dân tộc nơi đây cũng vô cùng tinh tế, đậm đà hương sắc của núi rừng.

Một trong những món ăn ngon được mệnh danh là đặc sản linh hồn ẩm thực ngày Tết của người Thái Mường Lò chính là “món bánh chưng đen”. Để làm ra món bánh chưng đen truyền thống này cũng khá là kỳ công, phải chọn đúng giống nếp hương thơm ngon như nếp Tú Lệ. Bởi vậy, các gia đình đồng bào dân tộc thường phải mua loại thóc này về nhà trữ sẵn để làm bánh. 

cách làm bánh chưng đen
Bánh chưng đen đặc sản vùng cao mang đậm dấu ấn văn hoá ẩm thực. Ảnh: internet.

2.2. Quan niệm của người Thái chọn con dâu biết cách làm bánh chưng đen

Theo quan niệm người dân ở đây: “Hoa của cây muối chua nở từ tháng 5, trải qua quá trình tích tụ linh khí của trời, đến tháng 10 hoa trút xuống đất để thả muối xuống gốc. Sau đó, rễ cây chuyển tinh hoa lên thân. Nên, trong thân cây có sự tích tụ linh khí của trời và đất. Còn gạo nếp và thịt lợn đen là kết quả của một năm lao động sản xuất, nên bánh chưng đen là sản vật của con cháu dâng lên báo công với ông bà tổ tiên”.

Vì thế, việc dâng cúng bánh chưng đen trong ngày Tết Nguyên đán đã trở thành truyền thống lâu đời có ý nghĩa sâu sắc qua nhiều thế hệ. Đối với đồng bào dân tộc Tày, Thái,…dù có bận rộn, khó khăn thế nào cũng phải cố gắng làm bằng được nồi bánh chưng đen thơm ngon, dâng lên bàn thờ cúng gia tiên trong gia đình vào mỗi độ xuân về.

cách làm bánh chưng đen yên bái
Dĩa bánh chưng đen gói lá chuối đẹp mắt, nấu vừa chín tới là món ăn thiêng liêng dâng cúng Tổ tiên ngày Tết của người Thái. Ảnh: Internet

2. Cách làm bánh chưng đen của người Thái Yên Bái dâng cúng tổ tiên

Ngày nay, công thức làm bánh chưng đen rất phổ biến. Bất cứ ai tới Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái,…đều có thể mua về làm quà tặng. Thuở xưa, loại bánh này chỉ xuất hiện trong ngày lễ, Tết, giỗ chạp dành cúng ông bà tổ tiên. Để thực hiện món ăn ngày Tết đúng chuẩn hương vị truyền thống, bạn thực hiện theo công thức sau nha.

2.1. Nguyên liệu làm bánh chưng đen của người Thái

  • Bột than của cây núc nác để nhuộm nếp
  • Gạo nếp nương ngon hay còn gọi nếp Tú Lệ
  • Thịt lợn ba chỉ, nhiều mỡ
  • Đậu xanh, hoa vừng
  • Tiêu, ớt
  • Vài loại hương vị truyền thống của núi rừng
  • Lá dong bánh tẻ để gói bánh

2.2. Cách làm bánh chưng đen gói lá dong của người Thái

2.2.1. Sơ chế gạo nếp và nguyên liệu làm bánh chưng đen

  • Gạo nếp nương đem ngâm và vo gạo thật kỹ, xóc cùng với muối tinh hoặc loại muối hạt đậm đà.
  • Chọn đậu xanh chắc hạt, không ẩm mốc, ngâm nước cho bớt khô, loại bỏ sạn và vỏ đậu bị tróc ra.
  • Đậu xanh sau khi rửa sạch cho vào nồi hấp chín.
  • Thịt lợn ba chỉ tươi chọn miếng nhiều mỡ, rửa sạch thái mỏng, ướp gia vị cho vừa ăn.
Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng
Sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng đen. Ảnh: internet.
  • Lá dong bánh tẻ khi hái từ rừng về đem rửa sạch, lau khô, cắt bớt gân cho lá mềm.
  • Người Thái thường hái cây núc nác trên rừng về mang đi tước vỏ, phơi khô, đốt lấy than.
  • Bột than được lấy ra từ tro bếp của cây núc nác được nghiền giã, sàng lọc để lấy ra tinh bột, đem trộn với gạo nếp hương đã được ngâm sẵn.
  • Bột than và gạo nếp hương được trộn kĩ bằng tay cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen nhánh.

2.2.2. Cách gói bánh chưng đen nhân đậu xanh và luộc chín

  • Bánh chưng đen Tây Bắc được gói thủ công, dáng bánh dài tầm 30 cm và thân hình tròn được buộc chặt bằng lạt mềm.
  • Đầu tiên, trải lá dong ra, mặt xanh của lá sẽ là mặt ngoài để sau khi bánh chín, màu bánh đẹp hơn.
  • Tiếp theo, trải một lớp gạo đều lên lá dong, đặt 2 miếng thịt ba chỉ lên làm nhân, rồi phủ tiếp một lớp gạo nữa lên trên.
  • Kích thước bánh to nhỏ là tùy ý thích của người gói bánh. Nếu bánh nhỏ, người gói có thể kẹp hai bánh cùng lúc rồi mới buộc dây lạt vào.
gói bánh chưng đen
Cách gói bánh chưng đen của đồng bào vùng cao. Ảnh: internet.
  • Trước khi luộc, bánh chưng đen được mang ngâm qua nước lạnh một lần. Sau đó mới cho bánh xếp vào nồi, đổ nước ngập mặt lá rồi bắt đầu luộc.
  • Người dân tộc Thái thường đun lửa bằng củi từ gỗ to để giữ lửa tốt khi luộc bánh. Trong khi đó, người miền xuôi lại thường nấu bánh chưng bằng bếp than. Trong khi luộc thì cho những nhánh hoa vừng đen của núi rừng vào cho thơm.
  • Luộc bánh chưng mấy tiếng còn tùy thuộc kích cỡ bánh. Thông thường, bánh chưng đen được luộc khoảng 8 – 10 tiếng, rồi vớt ra cho vào chậu nước lạnh rửa.
  • Từng cặp bánh chưng đen sau khi vớt ra được treo lên cao cho ráo nước và không bị mốc. 
Bánh chưng đen luộc chín
Bánh chưng đen khi đã luộc chín. Ảnh: internet.

3. Cách thưởng thức và bảo quản bánh chưng đen tự làm kiểu Yên Bái

3.1. Thưởng thức bánh chưng đen của người Thái

Bánh chưng đen Mường Lò chấm với nước mắm ăn rất ngon và thường được du khách tham quan mua về tặng cho gia đình, bạn bè. Bánh chưng đen Mường Lò của người Thái có nhiều đặc điểm khác so với bánh chưng bình thường, bởi khi bóc ra lòng bánh có màu đen nhánh và chính màu đen đặc trưng này là điểm đặc biệt làm nên thương hiệu của món bánh.

Khi thưởng thức chỉ cần lấy chính sợi lạt mềm quấn quanh thân bánh để cắt thành từng khoanh. Bánh chưng đen khi cắt ra sẽ thấy được phần nhân bên trong dẻo quánh, màu đậu xanh vàng ươm, thơm lừng mùi lá dong quyện với mùi hành mỡ, hạt tiêu,…

cắt bánh chưng
Bánh chưng đen giàu bản sắc văn hóa ẩm thực độc đáo của dân tộc vùng cao Tây Bắc. Ảnh: internet.

Ngoài ra, còn một cách làm mới vị giác khi thưởng thức món bánh chưng đen này chính là đem bánh đi nướng. Đặt chiếc bánh còn nguyên lá lên lớp than hồng cho đến khi mùi thơm của gạo nếp, thảo quả và thịt mỡ lan tỏa trong không khí, đánh thức giác quan của tất cả mọi người.

bánh chưng đen chiên giòn
Bạn cũng có thể chiên giòn bánh chưng đen để thưởng thức món ăn theo cách mới. Ảnh: Internet

3.2. Bánh chưng đen bảo quản được mấy ngày?

Do phần tro đen của cây Núc Nác có tác dụng khử mùi chua, cộng thêm độ nóng của gạo nếp nên ưu điểm của bánh chưng đen chính là thời gian sử dụng sẽ lâu hơn so với bánh chưng khác từ 5 đến 7 ngày trong điều kiện thời tiết ấm áp đầu xuân, mà vẫn thơm ngon mê mệt vị giác mọi người.

4. Nguyên liệu làm bánh chưng đen khác với bánh chưng xanh thế nào?

4.1. Nguyên liệu làm bánh chưng đen

Các bước làm “bánh chưng đen” ở vùng cao có nhiều điểm riêng khác biệt so với cách gói bánh chưng có màu xanh ở miền xuôi. Nhất là nguyên liệu làm bánh chưng đen được đồng bào vùng Tây Bắc chọn lọc rất kỹ càng.

Trong đó, một loại nguyên liệu đặc biệt làm nên sự khác biệt của loại bánh này so với bánh chưng truyền thống, đó là bột than cây Núc Nác. Cây Núc Nác vừa là cây thực phẩm, vừa là cây thuốc nam vô cùng quý của người Việt.

Công đoạn làm bánh chưng đen cầu kỳ ở khâu phơi khô rồi đốt cháy thân cây Núc Nác thành than. Than Núc Nác đang còn hồng, bỏ vào ống tre tươi, chờ cho bên trong cháy dần thành than đen mới lấy ra giã nhỏ, rồi sàng sảy bột than trộn cùng với gạo nếp.

Cây núc nác
Cây Núc Nác đốt lên lấy than để nhuộm màu gạo nếp hương làm chưng đen. Ảnh: internet.

Gạo dùng làm bánh chưng đen ngon nhất phải là gạo nếp nương của người dân bản địa, nổi tiếng nhất là gạo nếp Tú Lệ. Bột than cây Núc Nác và gạo nếp hương ngon sau khi trộn đều, tiếp tục được cho vào cối giã lại một lần nữa cho nhuyễn. Nhân bánh chưng đen được làm bằng đỗ xanh và thịt lợn ba chỉ nhiều mỡ. Thịt lợn sau khi thái mỏng tẩm ướp gia vị, tiêu, hành củ,…cho ngấm mới đem đi gói bánh.

4.2. Cách gói bánh chưng đen kiểu truyền thống của người Thái

Về cơ bản, cách sắp xếp nguyên liệu làm bánh chưng đen tương tự với bánh chưng truyền thống. Theo tục lệ của người Thái trước đây, gói bánh chưng đen là một trong những tiêu chí để lựa chọn các nàng dâu.

Đồng bào dân tộc Thái quan niệm rằng: “Con gái phải biết gói bánh chưng đẹp, khi bóc ra bánh phải đen ánh, có độ dẻo quánh và lúc thưởng thức bánh có đủ vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng, thì mới là người con gái khéo léo, đảm đang, sẽ là người vợ hiền, người con dâu tốt”.

Cách gói bánh
Công đoạn gói bánh chưng đen được chọn làm tiêu chí cho nàng dâu đảm đang khi xưa. Ảnh: internet.

4.3. Cách nấu bánh chưng đen tự làm kiểu người Thái

  • Thường thì bánh chưng đen sẽ được nấu trong khoảng một đêm.
  • Trong suốt thời gian luộc bánh phải chú ý lửa đều để bánh không bị khê, cháy, ám khói.
  • Luộc bánh dùng củi gỗ to, giữ than tốt.
  • Khi luộc xếp bánh vào nồi, đậy kín vung, đun to lửa.
  • Nồi bánh sôi, giữ lửa đều, đủ nhiệt để bánh chín nhuyễn, đun từ 8 – 10 tiếng hoặc qua đêm.
  • Bánh chín, vớt ra cho vào chậu nước rửa qua.
  • Treo bánh thành từng cặp để cho bánh không bị mốc.

Bánh chưng với màu đen độc đáo là món ăn đặc sản của người dân vùng núi Tây Bắc. Cách làm bánh chưng đen của người Thái như một nét bản sắc văn hóa ẩm thực. Tết đến, bà con cùng ăn bánh chưng đen, tận hưởng hương vị của đất trời thiên nhiên vào lòng. Với món ngon này, bạn cũng có thể đổi nguyên liệu nhân để làm bánh chưng chay màu đen mới lạ nhé!

Bích Tuyền